Thứ 4, ngày 20 tháng 1 năm 2010
- 11 December 2024: Wn/vi/Vụ chìm xe khách 48K-5868
- 13 May 2024: Wn/vi/Việt Nam không cấm phát hành "Trong lòng đất" nhưng không rõ lý do
- 9 August 2021: Wn/vi/Viện Hàn lâm điều chế thành công chế phẩm điều trị COVID-19
- 6 August 2021: Wn/vi/COVID-19: Việt Nam mua vắc xin của Nga
- 26 July 2021: Wn/vi/Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam
Vụ xô xát ở Đồng Chiêm giữa chính quyền xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội với giáo dân Công giáo tại giáo xứ Đồng Chiêm, khi chính quyền cố gắng tháo dỡ một cây thánh giá do giáo dân lập nên.
Vụ việc diễn ra trong ngày 6 tháng 1 năm 2010, một số giáo dân dùng đá và gạch để phản đối, còn chính quyền lại cần đến cảnh sát cơ động để tháo dỡ an toàn.
Nguyên nhân
editNgười dân vùng Đồng Chiêm xưa nay đa số là theo đạo Công giáo, vì thế những giáo dân quá cố được chôn ở núi Chẽ (giáo dân gọi là núi Thờ). Vì muốn tưởng nhớ đến người quá cố và cũng để người quá cố được về cùng Chúa (theo lòng tin của giáo dân đạo này), họ đã cùng Linh mục Giuse Nguyễn Văn Hữu (chánh xứ) và Linh mục Nguyễn Văn Liên (phó xứ) xây dựng một cây thánh giá bằng bê tông cốt thép trên đỉnh núi Chẽ, từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 3 năm 2009.[1]
Ngày 6 tháng 3 năm 2009, chính quyền huyện Mỹ Đức chỉ đạo xã An Phú và thôn Đồng Chiêm, yêu cầu giáo dân và linh mục tự dỡ bỏ thánh giá xuống.
Ngày 11 tháng 3 năm 2009, UBND xã An Phú lập biên bản kết luận việc Ban Hành giáo và một số giáo dân vi phạm Luật Đất đai, và cũng yêu cầu ông Nguyễn Văn Tỳ (Trưởng ban Hành giáo) tự tháo dỡ thánh giá.
Ngày 27 tháng 11 năm 2009, UBND huyện Mỹ Đức ra hạn định là trước ngày 4 tháng 12 năm 2009, sau đó dời sang ngày 7 tháng 12.
Ngày 31 tháng 12 năm 2009, lãnh đạo thôn Đồng Chiêm xin chính quyền huyện Mỹ Đức cho dỡ bỏ thánh giá.
Ngày 3 tháng 1 năm 2010, chính quyền huyện Mỹ Đức giao cho lãnh đạo xã An Phú chỉ đạo dỡ bỏ thánh giá trong ngày 6 tháng 1 năm 2010.
Diễn tiến chính
editLúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, chính quyền huy động đến 500 cảnh sát cơ động và quân đội làm bảo vệ cho việc nổ mìn để dỡ bỏ thánh giá.[2][3]
Giáo dân sau khi nghe tiếng nổ đã tụ tập đến thánh giá và tìm cách bảo vệ thánh giá, cầu nguyện và hát Kinh Hòa bình (một bài hát được dùng khá phổ biến khi đạo này có xô xát với chính quyền Cộng sản). Một số giáo dân quá khích, ném đá vào lực lượng cảnh sát cơ động. Cảnh sát thì dùng hơi cay, trái nổ bằng gas, một số giáo dân bị đánh bằng dùi cui.[4]
Một số giáo dân bị đánh bất tỉnh, trong đó có phụ nữ, có người phải đem đi bệnh viện cấp cứu. Những người còn lại lập bàn thờ cầu nguyện và tạo lại một thánh giá bằng tre tại nơi đã bị đập phá. Cảnh sát và chính quyền không có ai bị thương.
Các nhà báo trong và ngoài nước không thể tiếp cận vào khu vực này do bị cảnh sát giao thông phong tỏa (bằng các trạm kiểm soát và xe cảnh sát chặn đường) hoặc do đường bị hư đột xuất[5][6][7].
Diễn tiến những ngày sau đó
editNgày 8 tháng 1 năm 2010, 5 giáo dân tham gia dựng thánh giá được mời lên huyện làm việc, bao gồm: Đinh Văn Kiểm, Đinh Văn Lợi, Bạch Văn Sự, Bạch Văn Quỳnh và Bạch Văn Nhiệm.[2]
Rất nhiều linh mục trong Tổng Giáo phận Hà Nội[8] và trong Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tỏ ra hiệp thông, đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm. Nhiều giáo dân ở vùng khác cũng đến thăm và chia buồn chùng giáo xứ Đồng Chiêm.
Các linh mục còn cho rằng việc này ập đến quá bất ngờ, còn chính quyền không cho rằng bất ngờ mà đã được thông báo từ trước.
Ngày 9 tháng 1 năm 2010, UBND huyện Mỹ Đức chính thức nghiêm khắc cảnh cáo linh mục Nguyễn Văn Hữu, theo Thông báo số 04/TB-UBND.[9]
Trong những ngày tiếp theo, theo người dân địa phương, chính quyền liên tục phát trên loa phóng thanh những nội dung mà báo Hà Nội Mới đã đưa.[10]
Ngày 16 tháng 1 năm 2010, thánh giá bằng bương, tre, gỗ lại bị dỡ xuống. Sau đó, một số người dân còn đổ 1,2 tấn xi măng, 85kg sắt là vật liệu xây dựng của xã xuống sông Mỹ Hà để phản đối, và thánh giá bằng bương, tre tiếp tục được dựng lên.[11]
Ngày 17 tháng 1 năm 2010, công an bắt bà Đinh Thị Hường và ông Nguyễn Văn Đãng, cháu Bạch Thị Ái (học sinh lớp 10, con của bà Hường) bị công an đánh đập. Ngày 18 tháng 1, bà Phạm Thị Heo, Đinh Thị Dậu và Trần Thị Thu bị bắt khi đi chợ. Ngày 19 và 20 tháng 1, bà Đinh Thị Huyền, Bạch Thị Hà và Bạch Thị Quyên bị triệu tập.[12]
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, Đồng Chiêm hoàn toàn bị cô lập[12].
Ngày 23 tháng 1 năm 2010, chính quyền tại đây đã làm việc với 2 linh mục và đã thống nhất việc tháo dỡ cây thánh giá trên núi Chẽ (núi Thờ) [11].
Kết thúc vụ xô xát ở Đồng Chiêm
editNgày 24 tháng 1 năm 2010, sau buổi lễ tại nhà thờ, giáo dân tại đây đã tự dỡ bỏ các cây thánh giá bằng bương, tre, bắt đầu một ngày lành ở thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức - Vụ xô xát tại đây kết thúc sau khi hai bên Chính quyền và Giáo xứ có đàm đạo và thương thảo.[13][11]
Chú thích
edit- ↑ Hà Nội Mới, Không ai được phép coi thường kỷ cương
- ↑ 2.0 2.1 Người Việt Online, Hàng trăm công an đánh đập giáo dân xứ Ðồng Chiêm
- ↑ VOA tiếng Việt, VN: Công an xô xát với giáo dân tại Giáo xứ Đồng Chiêm
- ↑ BBC Vietnamese, 'Xô xát vì thánh giá ở Đồng Chiêm'
- ↑ dcctvn.net, Đồng Chiêm ngày hôm nay 08/01/2010
- ↑ RFA, Đồng Chiêm trở thành điểm nóng
- ↑ AsiaNews, Dong Chiem is becoming a "Mount of Crosses"
- ↑ Tổng Giáo phận Hà Nội, Các Giám Mục Giáo Tỉnh Hà Nội Gửi Thư Hiệp Thông Về Vụ Việc Giáo Xứ Đồng Chiêm
- ↑ An ninh Thủ đô, Cảnh cáo linh mục Chánh xứ Đồng Chiêm Nguyễn Văn Hữu
- ↑ RFA, Tuyên truyền đường lối của đảng trong giờ lễ?
- ↑ 11.0 11.1 11.2 An ninh Thủ đô, Người dân đã tự tháo dỡ
- ↑ 12.0 12.1 Tổng Giáo phận Hà Nội, Thông Báo Về Tình Hình Tại Giáo Xứ Đồng Chiêm, 20/01/2010 23:04
- ↑ Hà Nội Mới, Bình yên về với Đồng Chiêm, 25/01/2010 06:59