Wn/vi/Chuyên gia bác bỏ 'thả Covid-19 đạt đỉnh'

< Wn | vi
Wn > vi > Chuyên gia bác bỏ 'thả Covid-19 đạt đỉnh'

Chủ nhật, ngày 26 tháng 7 năm 2020

Các nhà nghiên cứu y học bác bỏ phương án nới lỏng các biện pháp chặn dịch viêm phổi, vì sẽ dẫn tới sự quá tải của hệ thống y tế và làm tăng ca tử vong.

Các thống kê đến nay cho thấy, phần lớn người tử vong vì nCoV là người già, có bệnh lý nền. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Trung Quốc, tỷ lệ tử vong ở nước này cao nhất là người trên 80 và có bệnh sẵn, thấp nhất ở nhóm tuổi teen. Tại Ý, nơi 1/4 dân số là người trên 65 tuổi, các ca tử vong rơi phần lớn ở độ tuổi từ 63 tới 95 và đều mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng trước đó.

Các nước châu Âu dường như vẫn chần chừ phong tỏa để ngăn COVID-19 vì lo ngại hậu quả kinh tế. Tại Anh, chính phủ vẫn chưa thực hiện bất cứ biện pháp quyết liệt nào để ngăn vi rút lây lan. Giới chức Pháp cũng tránh lệnh phong tỏa quy mô lớn như ở Italy, tâm dịch châu Âu, bởi lo ngại về ảnh hưởng kinh tế. Đức, nơi số người nhiễm sắp chạm ngưỡng 2.000, vẫn chưa áp lệnh bắt buộc hủy hoặc hoãn các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, mà chỉ dừng lại ở mức kêu gọi.

Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, Mỹ, cũng khẳng định hệ thống y tế của một nước sẽ phải đối diện với thách thức lớn khi nhiều người nhập viện, khi dịch đạt đỉnh. Ông cho rằng các quốc gia cần tính toán năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân, như "ba triệu người cùng nhập viện".

Theo Brown, nếu các nước nới lỏng biện pháp chặn COVID-19, nhiều người sẽ nhiễm bệnh, số tử vong sẽ gia tăng. Vì thế, mục tiêu của các nước hiện nay là giảm số lượng ca nhiễm, giữ sức khoẻ của người dân.

"Các chính phủ cần cân nhắc tác động tiềm ẩn về y tế do COVID-19 gây ra, so với tác động đến kinh tế", Brown nói.

Brown dẫn lại nghiên cứu của Carl Bergstrom, chuyên gia tại Đại học Washington, Mỹ, về hai kịch bản lây lan của vi rút. Thứ nhất, nếu vi rút lây lan nhanh không có kiểm soát trong một thời gian ngắn (đường cong trên biểu đồ), hệ thống y tế, trong đó có các cơ sở đặc trị sẽ bị quá tải. Trong trường hợp này, tỷ lệ tử vong có thể ở mức cao, những người nhiễm bệnh không được điều trị như mong muốn. Kịch bản thứ hai, quá trình vi rút lây lan chậm (đường thẳng trên biểu đồ), nhờ có các biện pháp kiểm soát dịch. Các ca nhiễm vẫn xuất hiện nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn, giúp giảm tải cho các nhân viên và cơ sở y tế. Người bệnh được bảo đảm chữa trị trong điều kiện tốt hơn và tỷ lệ tử vong thấp.

Giáo sư David Heymann, Trường Vệ sinh và y tế nhiệt đới Luân Đôn, Anh, lưu ý hiện số lượng ca nhiễm "nhập khẩu" của các nước vẫn tiếp tục tăng. Do đó, các quốc gia cần thận trọng nếu ngưng các biện pháp chặn dịch. Ông cho rằng các quốc gia nên thực hiện nghiêm hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về đánh giá rủi ro thường xuyên.

COVID-19 đến nay xuất hiện ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 126.000 người nhiễm, hơn 4.600 người chết.

Nguồn dẫn

edit